Mr Đàm kể, ngày xưa anh chỉ là thợ hớt tóc, quen với cây kéo hơn là việc cầm micro. Nhưng anh luôn nuôi trong mình một niềm đam mê rất lớn với âm nhạc. Có thời gian rảnh rỗi, anh thợ cắt tóc trẻ lại nghêu ngao những ca khúc mình yêu thích. Khi ước mơ đủ đầy, chàng trai Huỳnh Minh Hưng (tên thật của Đàm Vĩnh Hưng) quyết tâm thử sức ở các cuộc thi âm nhạc, nhưng bao lần đi thi là bấy nhiêu lần... rớt. Giải thưởng cao nhất mà anh đạt được lúc bấy giờ là giải Tư của cuộc thi Tiếng hát truyền hình (bây giờ là Ngôi sao Tiếng hát truyền hình).
Đàm Vĩnh Hưng trầm tư khi nghĩ về những ngày xưa khốn khó.
Không chỉ lận đận ở con đường thi thố, những ngày đầu đến với nghề hát của Mr Đàm cũng vất vả không kém. "Ngày ấy dù nghèo khó nhưng tôi mê tiếng hơn là mê tiền, tôi mơ đến ánh hào quang danh vọng, do vậy, dù người ta chỉ trả 50.000 đồng và bắt hát 3 bài, tôi vẫn đồng ý. Để rồi, mỗi tối về giấu tiền dưới tấm chiếu trong căn phòng trọ đầy chuột, chỉ biết cầm lòng để không rơi nước mắt", anh chia sẻ.
Chuyện bị ca sĩ, bầu sô bắt nạt với Đàm Vĩnh Hưng là "chuyện thường ngày ở huyện" và các nghệ sĩ trẻ như anh luôn phải cố gắng nín nhịn để tìm cơ hội thể hiện mình. Cuối cùng may mắn đã mỉm cười với Mr Đàm và đưa anh trở thành tên tuổi hàng đầu của làng nhạc. Danh xưng "ông hoàng nhạc Việt" mà nhiều người dành cho anh bây giờ, đã chứng minh cho sự cố gắng không mệt mỏi của anh trong việc tìm tòi, sáng tạo để liên tục mang đến cho khán giả những sản phẩm âm nhạc, những hình ảnh mới mẻ.
Mr Đàm trong vai trò "thầy giáo" "Đằng sau thành công và danh vọng là những nỗi niềm mà tôi luôn chôn dấu", nam nghệ sĩ tâm sự. Nhưng cũng theo anh, chính gian khó là những thử thách cần thiết giúp anh biết quý trọng những thành quả mà mình đạt được của ngày hôm nay.
Ngoài ra, khi chia sẻ về những ân nhân đã giúp đỡ mình trong bước đầu vào nghề, Mr Đàm nói: "Sau khi tham gia nhiều cuộc thi và cũng liên tục nhận kết quả rớt từ vòng ngoài, tôi quyết định tìm đến thầy Hoài Nam (giám đốc Trung tâm ca nhạc Lan Anh bây giờ) để luyện giọng. Rồi chính sự giúp đỡ nhiệt tình của vị giảng viên này đã giúp tôi có thêm kiến thức âm nhạc cũng như cách thể hiện ca khúc tinh tế hơn. Là ca sĩ, ngoài phần cảm xúc, yếu tố kỹ thuật và vốn thanh nhạc tốt cũng rất quan trọng, nó giúp bạn hiểu được thế mạnh của mình cũng như biểu diễn được nhiều thể loại khác nhau".
Để có được sự thành công như bây giờ, Mr Đàm đã trải qua không ít cay đắng và tủi nhục.
Đàm Vĩnh Hưng chia sẻ những kinh nghiệm về biểu diễn, tạo hình trên sân khấu.
Anh cũng trực tiếp hướng dẫn, chỉnh sửa cho các học viên từ cử chỉ điệu bộ đến cách phát âm và nhấn nhá ca khúc.
Anh cũng góp ý với các ca sĩ trẻ về trang phục khi xuất hiện trên sân khấu.
Thầy giáo Mr Đàm khiến lớp học trở nên sôi nổi hơn.
Giọng ca "Bình minh sẽ mang em đi" còn song ca với một học viên.
Đàm Vĩnh Hưng chụp ảnh với người thầy giáo thanh nhạc đầu tiên của mình, ca sĩ Hoài Nam (bên trái, áo sọc xanh).
Mr Đàm và các học viên của lớp nhạc từ thiện "Ươm mầm tài năng", do ca sĩ Hà Phương và Trung tâm thanh nhạc Hoài Nam phối hợp tổ chức.
Sau phần chia sẻ về chuyện đời của mình, Mr Đàm dành nhiều thời gian để tập luyện và nhận xét cho phần biểu diễn của các học viên lớp nhạc "Ươm mầm tài năng". Trong vai trò thầy giáo, Đàm Vĩnh Hưng đã hướng dẫn các bạn trẻ cách lấy hơi, cách tạo hình trên sân khấu kể cả trang phục cần mặc để tạo được sự ấn tượng với người xem.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét